Thói quen trong công ty Nhật (Sử dụng sổ tay để ghi chép)

Chúng ta đã từng nghe nói về rất nhiều những thói quen tốt của người Nhật như thói quen đúng giờ, luôn học hỏi từ người đi trước, luôn làm việc dựa trên quy tắc và kỷ luật… và thói quen ghi chép trong công việc, học tập. Sau đây, hãy cùng Sekisho Việt Nam tìm hiểu xem thói quen đó mang lại hiệu quả như thế nào nhé.

Các anh chị đã làm ở công ty Nhật từng chia sẻ rằng: “Điều ngạc nhiên nhất mà chị thấy đó là người Nhật nào cũng có một cuốn sổ tay và bút đem theo mình. Và trong một cuộc trò chuyện bình thường, chị cũng thấy họ ghi lại điều gì đó. Hỏi ra mới biết, họ ghi lại tính cách, ngày giờ, địa điểm gặp đối phương…

Sau này khi tôi đi phỏng vấn ở công ty Nhật, người hướng dẫn tôi vào phòng phỏng vấn cũng hỏi tôi có mang sổ bút để ghi chép không, thực sự lúc đó tôi cũng bất ngờ về điều đó. Và tôi lo lắng rằng, “mình đã để lại một ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng, lo sợ có thể sẽ không được nhận vào công ty”. Và dù có lo lắng điều đó, tôi cũng đã tự hứa với bản thân phải học được thói quen ghi chép như người Nhật.

Từ từ, khi vào công việc, được làm việc với người Nhật, tôi cũng được dần dần hình thanh thói quen đó. Khi nghe cấp trên hướng dẫn công việc, giờ nghỉ trưa nói chuyện với đồng nghiệp, nếu có gì không hiểu tôi sẽ ghi chép lại, hoặc học được một ý tưởng mới từ cấp trên tôi cũng ghi chép lại.

Đối với công việc đều có kế hoạch theo ngày, tuần, tháng, năm. Tuy nhiên tôi vẫn sẽ ghi lại những công việc tôi sẽ làm trong ngày hôm đó, và cuối ngày tôi sẽ ghi lại công việc đã hoàn thành, để nhìn vào đó tôi biết được tốc độ làm việc của mình đã tốt chưa, mình có thể làm nhanh hơn không?

Trong một cuộc gặp gỡ với khách hàng, tôi cũng sẽ ghi lại cuộc gặp đó có những ai, nói về vấn đề gì, hay người đó có tính cách như thế nào (phần này là tự bản thân tôi đánh giá)…

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một vài mục nên ghi chép lại dưới đây nhé:

・Tên người, chức vụ, sơ bộ về tính cách của đối phương ( hiền, cởi mở, nghiêm khắc, ít nói..), ngày tháng năm, địa điểm gặp đối phương…

・Những ý chính trong công việc, những con số (số lượng, số đo, …)

・Những sai sót mình mắc phải của mình, của người khác. Học từ thất bại, sai lầm luôn là cách học hiệu quả nếu chúng ta biết cách rút kinh nghiệm từ những sai lầm đó. Và phải ghi chép lại minh mới nhớ được đã sai những lỗi nào.

・Trong giao tiếp, trong công việc, chúng ta có thể nghe được những kinh nghiệm của người đi trước, của cấp trên và ghi chép lại điều đó, sẽ có lúc phục vụ mình trong tương lai.